Chia sẻ kiến thức Marketing Online trên Fabook
Nút Share thì đã xuất hiện từ đời thuở nào rồi (có lẽ là từ 2006), còn nút “Like” thì hiện giờ là ngôi sao của năm 2010 ( ra mắt 4/2010). Tiền thân của “Like” và “Become a Fan” – một cụm từ quá dài dòng để miêu tả rằng mình thích một cái gì đó. Và giờ đây khi đã ý thức được tính hiệu quả của 2 chức năng này, cộng đồng mạng nhà mình đã sử dụng một cách triệt để cả 2 nút mà đặc biệt là nút “Like” cũng như đẩy giá trị của nó lên trở thành một khía cạnh văn hóa khi bấm.
Khi bấm “Like” cũng như “Share” thì nội dung đó sẽ được hiển thị trên profile của mình. Và khi đó, trên News feed của bạn mình cũng sẽ hiển thị rằng mình đã “share” hoặc “like” và rồi bạn của bạn mình cũng sẽ biết đến nó (nếu bạn của mình cũng “like”) rồi cứ thế mà lan truyền ra như một “căn bệnh truyền nhiễm” ). 2 Nút này cũng có vai trò đối với SEO Vậy về cơ bản thì hai nút này có gì khác nhau đâu ? Tại sao chúng lại cùng tồn tại ?
Thực ra là có sự khác nhau cơ bản về cách hiển thị thông tin khi chúng ta bấm 2 nút này. Đối với nút “Like” thì mình chỉ cần bấm 1 click thôi là thông tin sẽ được share ngay và nó sẽ hiển thị thế này trên profile của mình. Ngược lại nếu vào một Fan Page và bấm “Like” chúng ta sẽ trở thành “fan” của trang này, và sẽ thường xuyên được cập nhật các thông tin từ hội này trên News Feed của mình (nếu có tin hoặc post). Ngoài ra những trang (Page) này còn được liệt kê vào trong phần sở thích của mình ở tab info. Những Page được bấm “like” sẽ được liệt kê trong mục sở thích của Info. Còn nếu bấm vào nút “Share” thì một pop up hoặc một trang mới sẽ mở ra cho phép ta thêm comment vào thông tin mà mình share kèm theo thumbnail của và 1 đoạn trích của bài viết. Sau khi bấm “submit” thì ta còn phải đánh một đoạn chữ kiểm tra (captcha) để tránh spam. Hơi nhiều thao tác và đòi hỏi công phu.
Rõ ràng thông tin được chia sẻ khi bấm nút “Share” hoàn toàn bắt mắt và thể hiện sự quan tâm nhiều hơn là khi bấm nút “Like”. Và khi biết bạn bè của mình “thích” một một bài viết, một bức ảnh, một đoạn clip mà mình post lên, ai mà chả thấy ấm lòng nhỉ hihi. Và ngược lại khi biết bạn bè của mình “thích” một cái gì đó, mình lại có xu hướng tò mò xem xem đó là cái thứ quái gì vậy ). Mỗi nút đều có những ưu điểm riêng của nó. Vì thế mà người ta nói “Sharing is Caring” còn “Liking is Rewarding” . Và có lẽ vì lí do đó mà Facebook đã cải tiến nút “Like” có thêm một pop up cho phép chúng ta thêm comment của mình sau khi đã bấm “Like”
Tuy nhiên điều kì diệu của “Like” không chỉ nằm ở đó. Chính xác là icon này bé tí nhưng tác động của nó tới tâm lý của chúng ta là rất lớn. Tai sao thế ? Tại sao mình lại muốn bấm “like” vậy nhỉ ?” . Trên các diễn đàn nước ngoài thì có một số câu trả lời nghe rất thú vị, phức tạp, và chen lẫn khôi hài như thế này: Tui bấm Like khi tôi tìm thấy điều gì đó thú vị muốn chia sẻ và biết đâu đó tui sẽ quay lại để xem.
Tui bấm Like để sau này có thể tìm lại thông tin một cách nhanh chóng ( vì khi bấm Like thì thông tin đó sẽ được lưu vào phần Interest của bạn), đồng thời để chia sẻ nó với bạn bè và biết đâu họ cũng thích nó như tui. Tui “Like” vì tui thích chúng và đôi khi cũng có chủ ý ủng hộ bạn bè. Tui bấm “Like” tại tui thấy thứ gì đó dzui. Điều đó tự nhiên như ngoài đời thui mà. Tui bấm “Like” để có thể được update về thông tin đó khi có người khác comment. Vì đơn giản đó là cái nút, mà người ta thường thấy cái cái gì giống cái nút là hay bấm vào Chúng ta luôn có xu hướng thích động viên hay khích lệ ai đó. Nếu một nghệ sĩ biểu diễn hay, chúng ta vỗ tay, nếu bồi bàn phục vụ tốt, chúng ta sẵn sàng rút tiền boa.
Và sao nữa, icon “Like” thì thật nhỏ bé và dễ dàng click đến nỗi chúng ta không ngần ngại phải hà tiện mấy phần trăm của giây để thực hiện tác vụ ấy chứ sao nữa. Thật quá tiện lợi chứ còn gì, chả cần phải nói năng chi nhiều.
Mặt khác, “Like” có tính phản ứng dây chuyền. Chúng ta luôn có xu hướng tin tưởng vào những nguồn thông tin được chia sẻ từ bạn bè và người thân của mình. Trung bình nếu cứ nhìn vào một link, hình ảnh, clip hoặc status có từ 4 người thích trở lên, chúng ta sẽ có xu hướng nhảy vào xem nó có cái gì mà người ta khoái đến vậy, và nếu thực sự nó hay ho đến vậy hoặc chí ít cũng là kha khá thú vị thì chúng ta cũng sẵn lòng bấm “Like” do tâm lý đám đông. Đó cũng là một trong những lí do vì sao mà các website hiện nay ngày càng chú trọng đặt nút “Like” cạnh bài viết cùa mình đến như vậy. Khi vào một Fan Page, chúng ta thường thấy có hai khu vực đó là: ”nn Friends like this” – những người mà chúng ta biết thích trang này. “nn People like this” – Những người mà bạn không quen biết thích trang này. Nếu ở khung ”Friends like this” mà mình thấy có chục bạn thân của mình thích trang này, thì khả năng mình bấm “like” cũng cao lắm đó nha Hoặc nếu nhìn vào khung “People like this” có Mỹ Tâm, Đan Trường, Bảo Thy, ….hay nói chung là những người nổi tiếng thích, hoặc chí ít là một cô gái thật là hot thích nó, xác suất chúng ta bấm Like cũng cao ngất ngưởng, vì chúng ta cũng muốn xếp hàng trong bảng danh sách danh giá ấy. Một lần nữa, tâm lý đám đông và “đặc tính ảnh hưởng” lại chiến thắng.
Các marketer của các công ty có Page trên facebook cũng tận dụng đặc tính này để thu hút người dùng trở thành Fan của mình. Họ sử dụng những “nhóm người nòng cốt có ảnh hưởng lớn” chủ động bấm “Like” và thế là kéo theo đó hàng loạt các fan hâm mộ.
Đó chỉ là những ý kiến dựa trên khảo sát tâm lý, còn đối với các bạn thì sao: Tại sao bạn bấm Like? Vậy sau cùng thì ai là người hưởng lợi từ những “cái click chuột dễ dàng” ấy ? Chính là Facebook chứ ai . Mỗi click “like” của chúng ta đều được Facebook thống kê lại để phân khúc đối tượng người dùng. Đó chính là những thông tin vô giá cho việc nghiên cứu tiếp thị và quảng bá sản phẩm, dịch vụ của các công ty và tổ chức. Ai mà biết được Facebook có bán những thông tin đó không hay những hacker có thể lấy “chôm” được những thông tin này để kiếm lợi nhỉ.
Như vậy rõ ràng nút “Like” nhỏ bé cực kì nhưng lại có tác động thật to lớn. Đối với các marketer của các công ty hay tổ chức, đó sẽ là công cụ để họ tìm thấy những “fan hâm mộ” sản phẩm, dịch vụ của mình và truyền thông, quảng cáo một cách thân thiện. Có những trang mà số lượng fan lên đến cả trăm nghìn thì độ phủ và sức mạnh lan truyền của sản phẩm hay dịch vụ đó sẽ to lớn đến như thế nào, chắc ai cũng có thề hình dung ra được.
Nút Like cũng là một công cụ để PR bản thân rất hữu hiệu. Có một điều mà mình nghiệm ra rằng đó là tại cái xã hội Facebook này, hãy trở thành “người tốt trong đám đông” (Be good in the crowd) nếu muốn Pr cho bản thân. “Like” có thể được xem là một văn hóa và người click like cũng nên là người có văn hóa . Cuộc đời thật là trớ trêu, chỉ một cái nút “Like” bé tí mà khuấy đảo cả thế giới. Càng ngẫm nghĩ mình càng thấy cái câu này đúng thật là đúng:
Sharing is (truly) Caring, Liking is (truly) Rewarding.Chúc các bạn thành công trên FACEBOOK!
0 nhận xét:
Post a Comment